Nguồn: https://hoalan360.com/lan-thanh-dam-net-quyen-ru-tinh-khoi-trong-the-gioi-hoa-lan.html
Hoa lan thanh đạm là một điểm nhấn quyến rũ trong thế giới cây cảnh. Với những đặc điểm hình thái độc đáo và sự phân bố rộng khắp ở nhiều vùng khí hậu trong nước, hoa lan thanh đạm đã thu hút sự quan tâm của người chơi lan trên khắp đất nước. Bài viết dưới đây Hoa lan 360 sẽ cùng bạn tìm hiểu về loài cây lan thanh đạm này nhé!
Đặc điểm của lan thanh đạm
Hoa lan thanh đạm tên khoa học là Coelogyne mooreana, được trồng nhiều tại các khu vực như Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, với độ cao trên 1000m. Với kích thước trung bình, củ lan cao từ 5 – 7cm. Lan thanh đạm có hai lá mọc ở đỉnh củ, có hình dáng mũi mác ngược, với chiều dài từ 30 – 40cm và chiều rộng 2,5 – 3,5cm, lá của cây mềm mại và bóng mượt.
Hoa lan thanh đạm tên khoa học là Coelogyne mooreana
Hoa lan thanh đạm nở vào mùa xuân, nở khoảng 4 đến 8 bông, mọc ở đỉnh cây, kèm theo một hương thơm nhẹ nhàng, mang đến không khí thư thái và dễ chịu cho không gian xung quanh.
=>> Xem thêm: Lan kim tuyến - Thần dược quý báu cho sức khỏe vàng
4 loại lan thanh đạm phổ biến hiện nay
Lan thanh đạm vôi: được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Lâm Đồng, Đà Lạt. Cây này có những đặc điểm độc đáo, với cánh hoa màu trắng tuyết được điểm thêm màu cam ấn tượng, và môi hoa có lông rất đẹp. Cây lan thanh đạm vôi có củ cao khoảng 7cm, lá trên đỉnh dài 20cm và rộng 5cm. Chùm hoa mọc ở đỉnh củ, có từ 7 – 9 bông, cành hoa dài 22cm, nở đồng loạt vào mùa xuân.
Lan thanh đạm tuyết hạ: có cánh hoa màu trắng, với môi hoa điểm một chút màu vàng nhẹ. Củ bẹ của loại lan này cao khoảng 6cm, lá mọc dài 24cm và rộng 5cm. Chùm hoa nở từ ngọn cây non, có chiều dài 15cm, với hoa lớn và số lượng từ 3 – 5 bông. Loại lan này thường nở hoa vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, phổ biến ở Đà Lạt và Phú Quốc.
4 loại lan thanh đạm phổ biến hiện nay
Lan thanh đạm kế lộc: được đặt tên theo giáo sư Phan Kế Lộc, người đã khám phá ra loại lan này mọc ở Quản Bạ, Hà Giang và cũng có thể tìm thấy ở Sapa, Lào Cai. Hoa của giống lan thanh đạm kế lộc này có cánh nhỏ và độc đáo, môi hoa cũng được cách điệu giống với cánh hoa. Hoa thường nở đồng loạt vào mùa xuân, củ có chiều cao trung bình từ 6 – 7cm, chùm hoa thẳng đứng có chiều dài 20 – 25cm, với từ 7 – 10 hoa.
Lan thanh đạm tuyết ngọc: có kích thước to nhất trong các loại, với cánh hoa màu trắng và điểm vàng ở phần môi hoa. Củ trung bình cao 6 – 7cm, chùm hoa có từ 5 – 8 bông mọc từ cây non, với hoa to có đường kính 10cm và mùi hương rất thơm. Thường nở hoa vào mùa xuân và phổ biến ở Nha Trang, Cà Ná, Lạc Dương, Lâm Đồng, và Đà Lạt.
=>> Xem thêm: Hoa lan Vanda - Kỳ công mỹ thuật đặc sắc trong giới hoa lan
Điều kiện sinh trưởng của lan thanh đạm
Phong lan thanh đạm thích hợp với nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam, và để đạt được sự phát triển tốt nhất, quan trọng nhất là hiểu rõ về điều kiện sinh trưởng của chúng.
Lan thanh đạm ưa ánh sáng trung bình, do đó, trong mùa nắng mạnh, việc đặt cây lan ở nơi thoáng mát, dưới tán cây lớn hoặc cung cấp bóng cây là quan trọng. Trong mùa đông khi lượng ánh sáng giảm, cây cần được đặt ở nơi có ánh sáng đầy đủ.
Điều kiện sinh trưởng của lan thanh đạm
Nhiệt độ chính là yếu tố quyết định sự phát triển của phong lan thanh đạm. Phù hợp nhất là nhiệt độ dao động từ 24 – 27 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng ảnh hưởng, dao động từ 6 – 8 độ C vào mùa hè và 12 – 13 độ C vào mùa đông.
Độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoa lan thanh đạm. Cây thường yêu cầu độ ẩm khá cao, dao động từ 70 – 80%. Trong mùa đông, khi mưa nhiều, có thể giảm xuống còn 40 – 50%. Đảm bảo cây không bị khô trong thời gian dài để tránh tình trạng cây khô héo, không phát triển, khó nở hoa, và nguy cơ chết cây nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
=>> Xem thêm: 159+ Chậu hoa lan hồ điệp vàng đẹp, sang trọng, được mau nhiều nhất 2023
Cách trồng lan thanh đạm
Giá thể trồng lan thanh đạm: Người trồng lan chuyên nghiệp thường khuyến cáo sử dụng giá thể chủ yếu là hỗn hợp của rêu, dương xỉ, than vụn và đá bọt. Tỉ lệ lý tưởng thường là 70% rễ cây dương xỉ : 10% than vụn : 10% đá bọt : 10% rêu vụn. Để đảm bảo sức khỏe cho cây, giá thể cần được thay mới định kỳ, khoảng 2 năm một lần. Chú ý rằng việc thay đổi giá thể nên thực hiện khi rễ lan bắt đầu phát triển.
Vị trí trồng lan thanh đạm: giống lan này ưa ánh sáng và độ thông thoáng cao, do đó, việc đặt chậu cây cần được thực hiện tại những nơi có ánh sáng đủ, không quá mạnh và có độ thoáng gió tốt. Tránh chọn những vị trí nước mưa có thể đọng lại, nơi không khí lưu thông kém, vì điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh.
Cách trồng lan thanh đạm
Tiến hành trồng hoa lan thanh đạm: trước khi trồng, bạn cần tháo bỏ toàn bộ phần rễ từ giá thể cũ, loại bỏ rễ già và rễ thối. Sau đó, sử dụng Physan 20SL để xử lý mầm bệnh trong khoảng 10 phút. Sau khi xử lý, treo cây ngược để làm khô và tiến hành trồng. Đổ giá thể vào chậu, chiếm khoảng ⅔ chiều cao của chậu, đặt cây vào giữa chậu và nhẹ nhàng ấn định gốc cây. Đặt cây ở vị trí thích hợp và tiếp tục quá trình chăm sóc.
=>> Xem thêm: Chu Đinh Lan tím - Vẻ đẹp rực rỡ ở mọi chiều không gian
Chăm sóc lan thanh đạm
Lượng nước cung cấp cho cây lan thanh đạm cần phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Tưới nước khi bề mặt chậu trở nên khô. Trong mùa hè nắng nóng, cần tưới thường xuyên để giữ độ ẩm cho cây. Mùa đông, khi cây ngừng sinh trưởng, hạn chế việc tưới nước, chỉ duy trì độ ẩm bằng cách sử dụng phương pháp tưới phun sương.
Trong mùa hè nắng nóng, cần tưới thường xuyên để giữ độ ẩm cho cây
Trong mùa sinh trưởng, cây cần nhiều dinh dưỡng hơn, đặc biệt là khi cây ra hoa. Có thể bón phân hữu cơ chậm tan hoặc phân hóa học NPK chuyên dụng với tỷ lệ 30 – 10 – 10. Pha 1 muỗng cà phê phân với 4 lít nước và tưới đều quanh gốc cây. Phân hữu cơ như phân bò khô hoặc phân trùn quế viên né chậm tan SFARM cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giúp tránh tình trạng nóng cây, đồng thời bảo vệ cây khỏi nhiễm bệnh.
Lưu ý: Lan thanh đạm không thích muối đọng trong chậu, nên tưới nước xả muối thường xuyên, khoảng 1 lần mỗi tháng.
Bón phân hữu cơ chậm tan hoặc phân hóa học NPK chuyên dụng với tỷ lệ 30 – 10 – 10
Để phòng trừ sâu bệnh, hãy đảm bảo môi trường sinh trưởng của cây ổn định về độ thông thoáng, nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng. Theo dõi tình hình phát triển của cây và thực hiện việc phun phòng bệnh định kỳ, khoảng 20 ngày/1 lần, sử dụng tinh dầu neem hoặc các loại thuốc hóa học dành cho lan như Topsil. Đối với thuốc hóa học, hãy tuân thủ liều lượng chỉ định trên bao bì và phun đều lên cây.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc loài hoa lan thanh đạm, mà Hoa Lan 360 muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đọc, sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về giống hoa lan này nhé.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại: (028)22 298 398 - 0936 65 27 27
Website: www.hoalan360.com
Mail: info@hoa360.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét